Nâng chất cho Cà phê Buôn Ma Thuột

Khát vọng vươn tới cà phê thế giới đòi hỏi phải có những quy chuẩn về khâu nguyên liệu, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch… Việc làm thế nào để nâng chất cho sản phẩm Cà phê Buôn Ma Thuột đang là trăn trở của các nhà khoa học, doanh nghiệp, người có liên quan trong lĩnh vực này.

“Gạo không tốt thì khó có nồi cơm ngon”

Ông Nguyễn Xuân Thắng- TGĐ Công ty CP Sài Gòn An Thái nhận định: “Gạo không tốt thì khó có nồi cơm ngon”. Khâu sản xuất nguyên liệu là vô cùng quan trọng, muốn sản phẩm cà phê chế biến có chất lượng thì đòi hỏi hạt cà phê đầu vào phải tốt. Thời gian qua, An Thái đã nhập nguồn nguyên liệu cà phê của Đắk Lắk để chế biến, sản phẩm của An Thái Group đã vươn đến nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Ý, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia…  Đó là nỗ lực rất lớn của người trồng cà phê và nhà rang xay, chế biến.

Trong nỗ lực tạo ra sản phẩm chất lượng, đơn vị đã đầu tư dây chuyền sản xuất theo công nghệ châu Âu, chế biến phù hợp với tiêu chuẩn, nhu cầu thị trường và giữ được chất lượng, hương vị hạt cà phê. Cùng là hạt Arabica và Rubusta nhưng cách rang xay, pha chế khác nhau thì cho ra mỗi giá trị khác nhau. Tập đoàn An Thái đang nỗ lực làm điều này để rút dần khoảng cách của cà phê Buôn Ma Thuột với người sử dụng cà phê trên thế giới.

“Gạo không tốt thì khó có nồi cơm ngon”

Ông Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ “Gạo không tốt thì khó có nồi cơm ngon” 

Tuy nhiên, trước thách thức và yêu cầu của thị trường thì chúng ta cũng nên nhìn lại phương thức canh tác. Bởi, muốn đi trên đường dài trong bối cảnh người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm theo tiêu chí an toàn cho sức khoẻ thì phải đi đúng hướng. Hiện An Thái hướng đến việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê với các nông hộ để có nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng nhằm tạo ra các sản phẩm giá trị, khẳng định được thương hiệu và phân khúc thị trường cao cấp, nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Buôn Ma Thuột. Mặt khác, đơn vị cũng đang xây dựng mục tiêu tiến sâu vào thị trường Ấn Độ, đây là thị trường khá đông dân và nếu có chỗ đứng vững chắc ở thị trường này thì nhất định sản lượng cà phê tiêu thụ sẽ tăng đáng kể.

Làm gì để tăng chất cho cà phê?

Bà Tôn Nữ Tuấn Nam_ Tiến sỹ Nông nghiệp, nguyên Trưởng phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng cho rằng: “Cần đầu tư ở khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch để tăng giá trị cho sản phẩm cà phê”. Nhờ có các phương tiện truyền thông và những chương trình tập huấn kiến thức, nông dân ngày càng tiến bộ, chủ động hơn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh phát sinh trên cây cà phê. Đồng thời áp dụng các giải pháp tưới tiết kiệm hiệu quả nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tiến sỹ Nam chia sẻ

Điều đáng bàn là hạn chế lớn nhất của nông dân hiện nay nằm ở khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đa phần người trồng cà phê thu hái theo cách làm truyền thống, thêm vào đó, họ chưa đủ năng lực và phương tiện để chế biến sâu. Chính những điều này khiến sản lượng cà phê bị thất thoát, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến giá trị hạt cà phê. Để khắc phục điều này, bà con nông dân cần tính đến việc thay đổi sản xuất, trong đó có sự hỗ trợ, liên kết với doanh nghiệp, nhất là đầu tư công nghệ sau thu hoạch để tăng chất cho cà phê.Cà phê Ban Mê vươn tầm Quốc tế

Ông Tom Just Mann chia sẻ

Ông Tom Just Mann chia sẻ “Thị trường quốc tế đang quan tâm đến sản phẩm cà phê sạch, không độc hại”

Đến với Lễ hội cà phê năm nay, ông Tom Just Mann (đến từ nước Mỹ hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến cà phê) đánh giá cao về chất lượng và dành nhiều sự quan tâm cho sản phẩm cà phê Buôn Ma ThuộtThị trường quốc tế đang quan tâm đến sản phẩm cà phê sạch, không độc hại… Theo ông, nếu có sản phẩm được sản xuất theo quy trình an toàn, có chất lượng thì cà phê Buôn Ma Thuột hoàn toàn có thể cạnh tranh và có nhiều cơ hội vươn tầm ra thế giới.

BBT AnThaiGroup st&edit